Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

# Bài 8 Tìm hiểu 1 số từ khóa như callback, arr.map, arr.filter, arr.find, arr.reduce... trong Javascript

Lý Thuyết:

Từ khóa #callback:
Từ khóa dùng để biểu diễn cách dùng 1 hàm như tham số, hàm gọi hàm lồng nhau. Trường hợp này các bạn sử dụng thường xuyên hằng ngày nên mình sẽ k giới thiệu sâu nhé.

Từ khóa #arr.map: 
+ Phương thức map() tạo 1 mảng mới với kết quả trả về của việc gọi 1 function được thực thi trên tất cả phần tử trong mảng đó.
+ Phương thức map() gọi 1 chức năng thực thi trên tất cả các thành phần của mảng theo thứ tự
(*) Không thể thực thi trên mảng không có giá trị.
(*) Phương thức map() không làm thay đổi mảng ban đầu.

Từ khóa #arr.filter:
Dùng để lọc ra những phần tử thỏa điều kiện trong mảng.

Từ khóa #arr.find:
Khác với filter lọc ra tất cả các phần tử trong mảng thỏa điều kiện, còn find chỉ tìm và lấy ra phần tử đầu tiên thỏa điều kiện đó.

Từ khóa #arr.reduce:
Phương thức reduce() dùng để thực thi một hàm lên từng phần tử của mảng (từ trái sang phải) với một biến tích lũy để thu về một giá trị duy nhất.

Cách reduce() hoạt động


var arr = [1, 2, 3, 4, 5];

arr.reduce(function(item1, item2){

return item1 + item2;

})

callback1: a = 1, b = 2; 

callback2: a = 3, b = 3;

callback3: a = 5, b = 4;

callback4: a = 9, b = 5;

kết quả cuối cùng = 15

Bài Tập: 

// Bài 1: Sử dụng reduce để tính tổng các phần tử trong mảng
var arr = [1, 2, 4, 5];
console.log(a, b);
arr.reduce(function(a, b){
return a + b;
}) (*) Chạy chương trình bằng tay: + Đầu tiên 2 biến a, b sẽ lần lượt được gán giá trị 1, 2 trong mảng, kết quả sau cùng được gán cho a
b = 4. Cứ như vậy cho đến khi gán hết tất cả các phần tử trong mảng.

// Bài 2: Trả về 1 mảng chứa nhiều mảng con
var arr = [[0, 1], [2, 3], [4, 5], [6, 7]];
arr.reduce(function(a,b){
    // sử dụng phương thức concat() để nối 2 mảng lại với nhau.
return a.concat(b);
})
(*) Chạy chương trình bằng tay: cách hoạt động tương tự như bài 1 nên mình sẽ không lặp lại ở đây
// Bài 3: Đếm số lần xuất hiện của phần tử trong 1 mảng con
var names = ["Băng", "Quốc Anh", "Đăng", "Quảng", "Băng", "Ánh", "Hành", "Lâm", "Hành"];
var result = names.reduce(function(count, item){
if(item === "Lâm"){
return count + 1;
}else{
return count;
}
}, 0)
result;

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

# Bài 7: Array method trong Javascript




Dẫn nhập: 

Bài học hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu 1 số phương thức trong mảng. Sau khi học xong bài này các bạn có thể thao tác với mảng 1 cách linh hoạt hơn. Ứng dụng được trong nhiều trường hợp thực tế. Chúng ta cùng bắt đầu bài học nào.

Nội dung chính:

Sau đây là một số phương thức trong mảng thường được sử dụng và công dụng của chúng.

Hướng dẫn bypass free 100% ( thông báo, tắt nguồn, đăng nhập icloud ...)



Dẫn nhập:

Chào các bạn, hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn cách bypass full thông báo và nhiều tính năng khác như:

  • iCloud
  • Siri
  • Facetime
  • IMSG
Công cụ hoàn toàn miễn phí 100%, các bạn sẽ không mất 1 khoản phí nào khác, mình sẽ cố gắng viết bài viết ngắn nhất có thể, để các bạn tiện theo dõi. Đối với máy đã bypass bằng công cụ khác cách bạn cắm 3utools chạy lại nhé.


Nội dung :

Bước 1: Tiến hành jailbreak iphone bằng checkra có thể thực hiện trên windows hoặc macOS
( phần này mình sẽ không hướng dẫn vì có rất nhiều bạn hướng dẫn cụ thể và chi tiết rồi, các bạn có thể tự tìm hiểu trên youtobe, blog khác..., trường hợp khó khăn trong thao tác có thể liên hệ để mình giúp nhé )


Bước 2: Tải công cụ bypass
Link 1(update): https://drive.google.com/file/d/1p6yFUb2puf-DmPVQEhU4ZPcUGSUBkJtR/view

sau khi tải các bạn tiến hành giải nén file bằng winrar hoặc 7zip sau đó mở file iBypasser.exe

Bước 3: Kết nối điện thoại với máy tính
chọn lần lượt chọn 2 tùy chọn sau là done nhé :).


(*) Nếu may mắn các bạn làm 1 đến 2 lần là done ngay, ngược lại nếu thất bại tiến thành thực hiện xóa file trong thư mục iBypasser v2.0 BETA Ranzhie07\resources sau đó thực hiện lại thao tác

(*) Check trạng thái công cụ tại thời điểm hiện tại  
Ranzhie07

Lưu ý:

  1. Mình không phải là chủ nhân của công cụ bypass này nhé, mình chỉ là người sử dụng công cụ, cảm thấy nó khá hay nên mình quyết định viết bài viết này để hướng dẫn cho các bạn tham khảo.
  2. Bản quyền thuộc về  Ranzhie07
  3. Công cụ bypass hiện tại chỉ là phiên bản thử nghiệm các bạn có thể theo dõi anh ấy để cập nhật công cụ mới nhất tại  đây 

Lời kết:

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tác giả: Ranzhie07 là chủ nhân của công cụ bypass này. Nếu có đủ kinh phí, mong các bạn có thể ủng hộ tác giả Ranzhie07 thông qua thông tin bài viết

------------------------ Chúc các bạn thành công ------------------------

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

#06 Vòng lặp for



Dẫn nhập:

Đặt vấn đề giả sử chúng ta cần in ra thông tin của 30 học sinh, như thường lệ các bạn có thể sử dụng console.log(), document.write()... để in ra từng sinh viên. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện bằng cách đó, nhưng hiệu quả không cao, nếu số lượng sinh viên là hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn sinh viên thì sao. Lúc đó chúng ta phải tốn thời gian cả ngày chỉ để thực hiện 1 thao tác in ra thông tin của sinh viên. Thay vì thế chúng ta có thể sử dụng vòng lặp for để làm việc đó 1 cách nhanh chóng. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu để cùng giải quyết vấn đề nhé. (*)

Nội dung chính:

Cú pháp vòng lặp for

#05 Vòng lặp trong Javascript



Trong bài này chủ yếu mình sẽ giới thiệu cho các bạn 1 số vòng lặp cơ bản trong Javascript.

Như chúng ta đã biết trong Javascript hổ trợ nhiều vòng lặp khác nhau như:

- Vòng lặp for : Dùng để lặp lại một khối mã nhiều lần

- Vòng lặp for-in: Dùng để lặp ra các phần tử trong object

- Vòng lặp for-of: Dùng để lặp ra các phần tử trong một mảng

- Vòng lặp while: lặp qua một khối mã trong khi một điều kiện được chỉ định là đúng

- Vòng lặp do while: cũng lặp lại qua một khối mã trong khi một điều kiện được chỉ định là đúng

Bí quyết học: 

+ Nắm chắc lý thuyết
+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài
+ Áp dụng đúng phương pháp
+ Test trên mọi trường hợp
+ Thử giải bài tập bằng cách khác nhau.

Thiên đường mây - Tự bạch 01


Trong cuộc sống nói chung và trong lập trình nói riêng, việc các bạn gặp lỗi là điều không thể tránh khỏi, thay vì từ bỏ, né tránh, hãy mạnh mẽ đối diện với nó, vượt qua khó khăn đó cũng chính là các vượt qua giới hạn của bản thân mình. Trước khi từ bỏ hãy nghĩ đến lý do khiến bạn bắt đầu... Cuộc đời vốn dĩ không phải là một vòng tròn đầy hoa. Nếu bạn không loại bỏ khó khăn thì khó khăn sẽ loại bỏ bạn ở vòng tiếp theo. Bạn nên biết trân trọng những gì bạn có, có những thứ nếu bạn đánh mất nó, bạn sẽ mãi mãi không tìm lại được.

#04 Function và Object Methods trong JS



Function trong JS

Function là gì?

Các bạn có thể hiểu ngắn gọn như sau: 
- Hàm Javascript nó chính là một khối code được thiết kế để biểu diễn, hay thực hiện 1 công việc cụ thể nào đó.
- Hàm Javascript được sử dụng khi nó được gọi đến.

Object Methods là gì?
Đặt vấn đề ta có đối tượng là 1 chiếc xe, với các thuộc tính như màu sơn, kích thước, cân nặng bala bala... Vậy phương thức của đối tượng này là gì? Đó chính là tiến, lùi, ... Ngoài ra chúng ta có thể xây dựng thêm phương thức mới như bay, tự động điều khiển hướng đi...

Bài tập vui:
Các bạn có thể tự giải trước, nếu khó có thể tham khảo lời giải của mình nhé.
Bài tập 1:
Viết JS mô tả 1 chú mèo có tên là Tom, cân nặng 2kg, chiều cao 0.2m. Tính khối lượng chú mèo sau khi ăn chuột có khối lượng 0.2kg.

// Khai báo object mô tả thông tin chú mèo
var myCat = {
  name: 'Tom',
  weight: 2,
  height: 0.2,
  // Viết phương thức xuất ra thông tin chú mèo
  bark: function(){
    console.log('Meo meo, my name is', this.name);
  },
  // Viết phương thức tính tổng cân nặng chú mèo sau khi ăn
  eat: function(mouse){
    this.weight = this.weight + mouse.weight;
  }
};
console.log("Cân nặng Tom trước khi ăn: " + myCat.weight + "KG" ) 
// Khai báo object mô tả cân nặng chú chuột
var mouse = {weight: 0.2};
myCat.eat(mouse);
console.log("Cân nặng Tom sau khi ăn: " + myCat.weight + "KG")


Bài tập 2:
Viết chương trình mô tả 1 chiếc xe có tên là Dream, cân nặng 96kg, chiều cao 1m. Tính khối lượng chiếc xe sau mỗi lần tháo từng linh bánh trước 2kg, bánh sau 2kg.

var moTo = {

  name: "Dream",

  weight: 96,

  height: 1,

  introduction: function(){

    console.log("Tôi tên là: " + this.name);

  },

  frist: function(FrontWheel){

    this.weight = this.weight - FrontWheel.weight;

  },

  second: function(RearWheel){

    this.weight = this.weight - RearWheel.weight;

  }

};

moTo.introduction();

console.log("Khối lượng xe lúc đầu: " + moTo.weight + "kg")


var FrontWheel = {

  weight: 2

};

moTo.frist(FrontWheel)

console.log("Khối lượng xe sau khi tháo bánh trước: " + moTo.weight + "kg");


var RearWheel = {

  weight: 3

};

moTo.second(RearWheel)

console.log("Khối lượng xe sau khi tháo bánh sau: " + moTo.weight+ "kg");



Trong quá trình làm bài tập nếu có phần nào khó hiểu các bạn có thể comment bên dưới mình sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé.


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

#03 Toán tử trong JS



Nội dung: 

---- ---- ---- Tìm hiểu về toán tử trong JS ---- ---- ---- 

Đây là nội dung cực kì quan trọng,  các bạn có thể tự tìm hiểu thêm bài tập trên google nhé, mình thấy đây là những toán tử thường gặp hằng ngày.  Các bạn chỉ cần xem qua để hiểu, trong quá trình làm bài tập, toán tử lập đi lập lại nhiều lần, dần trở thành thói quen và đi đến não ngay ấy mà :).

    1. Toán tử số học - Arithmetic
Link tham khảo: https://www.w3schools.com/js/js_arithmetic.asp
Ví dụ:

<script>
        var a = 4;
        console.log('Toán tử số học:'' ' + a);
</script>

    2. Toán tử gán - Assignment
Link tham khảo: https://www.w3schools.com/js/js_assignment.asp
Ví dụ:

<script>
        var fullName = 'Toán tử gán: Hứa Duy Băng';
        console.log(fullName);
</script>

    3. Toán tử so sánh và toán tử logic trong Javascript - JavaScript Comparison and Logical Operators
Link tham khảo: https://www.w3schools.com/js/js_comparisons.asp
Ví dụ1:

<script>
        var a = 9;
        var b = 10;
        if (a > b) {
            console.log('Kết quả sai');
        }else{
            console.log('Kết quả đúng');
        }
</script>

Ví dụ2:

<script>
        var a = -7;
        var b = 10;
        if (a > 0 && b > 0) {
            console.log('đúng');
        }else{
            console.log('sai');
        }
</script>

Chúc các bạn học tập vui vẻ. 

#02 Tìm hiểu biến, kiểu dữ liệu, object trong Javascript.

 

Biến là gì?

Biến được xem như những ô chứa có tên và chúng ta có thể đặt dữ liệu vào trong những ô chứa đó. Tái sử dụng lại thông qua tên của ô nhớ. Nói một cách dễ hiểu khi chương trình được chạy biến sẽ được lưu tạm thời trên bộ nhớ Ram và mất đi sau khi chương trình kết thúc.
Ví dụ về biến: 
a = 1; b = 2; c = 3; d = a + b + c 
Những giá trị a, b, c  sẽ được lưu trữ tạm thời trên bộ nhớ Ram. CPU thực hiện lấy các giá trị được lưu trên bộ nhớ Ram và thực hiện tính toán các phép toán, sau đó kết quả được in ra thông qua màn hình.
Các quy tắc đặt tên biến trong JavaScript:
Tên biến bắt đầu bằng ký tự hoặc kí tự gạch dưới ‘_’, tên biến không được bắt đầu bằng số.
Không chứa các kí tự đặc biệt như & * ( , ).
Tên biến không được trùng với từ khóa như var, if, else ...
Lưu ý: trong JavaScript có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Ví dụ Abc và abc được hiểu là hai tên khác nhau.

Kiểu dữ liệu là gì?

Trên thực tế dữ liệu tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và trình biên dịch không thể tự mình phân loại chúng. Chính vì thế việc khai báo kiểu dữ liệu chính là việc giúp cho trình biên dịch hiểu kiểu dữ liệu mà lập trình viên muốn sử dụng. Sau đây là một số kiểu dữ liệu được sử dụng trong JS.
Primitive types:
+ number: kiểu số
vd:
var a = 5;
var b = 8;

+ string: kiểu chuỗi
vd:
var str = “đây là kiểu dữ liệu dạng string”

+ boolean: kiểu đúng / sai
vd:
var dungSai = true;
var saiDung = false;

Special types:
+ null: các giá trị không được xác định
vd:
var a = null; // a mang giá trị rỗng
var b = null; // b mang giá trị rỗng

+ underfined: các giá trị chưa được gán
vd:
var a;
var b;

Reference types ( kiểu dữ liệu này sẽ được giải thích cụ thể hơn ở những phần sau )
+ array: dùng để lưu các dữ liệu theo thứ tự
vd:  

// Bài tập đối tượng trong mảng

var hocSinhA = {

Name: 'Hứa Duy Băng',

Age: 23,

Class: 'CTK40',

};

var hocSinhB = {

Name: 'Nguyễn Văn Hành',

Age: 23,

Class: 'CTK40',

};

var hocSinhC = {

Name: 'Trương Hoàng Ngọc Lâm',

Age: 23,

Class: 'CTK40',

};

var hocSinhD = {

Name: 'Phan Trung Tính',

Age: 23,

Class: 'CTK40',

};

var Ctk40 = [hocSinhA,hocSinhB,hocSinhC,hocSinhD];

console.log(Ctk40)

console.log(Ctk40[1])

console.log(Ctk40[2].Name);

+ object: dùng để mô tả một đối tượng nào đó
vd: chiếc xe máy gồm có động cơ, vỏ xe, màu sơn, ….
Cú pháp: var a = { key:value };

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

#01 Giới thiệu về Javascript, tại sao nên học Javascript



Dẫn nhập:

JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới trong suốt 20 năm qua. Nó cũng là một trong số 3 ngôn ngữ chính của lập trình web: HTML, CSS, JavaScript


Nội dung chính:

Tại sao nên học Javascript ?

Javascript có thể ứng dụng được rất nhiều lĩnh như web, mobile, desktop...

+ Xây dựng ứng dụng Desktop với Electronjs

+ Phát triển ứng dụng Mobile với React native

+ Phát triển Website vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta có thể viết code cho client chạy trên browser và  chạy trên server với Nodejs

 Trong chuỗi bài tìm hiểu về JS mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về JS trên nền tảng Website. Tìm hiểu một số frontend - framework như: react, vue, angular

Chính vì thế, nếu bạn thực sự hiểu và sử dụng chúng, cơ hội việc làm rất cao và mức lương khá hậu hĩnh.


Ưu điểm:

  • Cài đặt môi trường học đơn giản
  • Xử lý nhanh
  • Mã nguồn mở được đông đảo lập trình viên hổ trợ
  • Không dễ học, nhưng không quá khó để nắm bắt. Thực tế cho chúng ta thấy, không có ngôn ngữ khó, cũng không có ngôn ngữ dễ, quan trọng là bạn có tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân và duy trì nhiệt huyết đó đến khi đạt được mục đích tiêu của bản thân.

Nhược điểm:

  • Vì được viết bằng javascript nên khi người dùng vô hiệu hóa js coi như web chúng ta đi tong
  • Không an toàn
  • ... vvv 

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

#GIT Bài 6: Branch trong GIT

Git terminology you should know before joining as a programmer
Khái niệm:
Khái niệm Branch trong git là gì?
Branch trong tiếng anh có nghĩa là nhánh.
Theo các bạn nhánh trong Git dùng để làm gì?
Để hiểu rõ và mình và các bạn sẽ tìm hiểu rõ hơn thông qua ví dụ nhỏ này nhé.
---------- Bắt đầu thôi  nào --------------
Đặt vấn đề khách hàng cần 1 phần mềm với tính năng như gửi, nhận, call, đánh giá, ....
Lúc này công việc sẽ được giao cho các thành viên trong team phát triển và được chia như sau.

Lúc này ta áp dụng git vào để quản lý công việc. Chúng ta tiến hành chia nhỏ công việc ra từng nhánh để có thể dễ dàng quản lý. Sau khi làm xong nhóm trưởng sẽ tiến hành kiểm tra và tích hợp với nhánh chính (master).
Nhánh chính Master do nhóm trưởng đảm nhiệm
- Branch 1 do bạn A thực hiện : gửi, nhận dữ liệu
- Branch 2 do bạn B thực hiện : call
- Branch 3 do bạn C thự hiện : đánh giá
Sau khi công việc từng nhánh được thực hiện, nhóm trưởng tiến hành kiểm tra tích hợp vào nhánh chính (Master).
(*) Đây chỉ là một ví dụ nhỏ của mình giúp các bạn phần nào hiểu được branch. Ngoài ra các bạn có thể ánh xạ để xử lý nhiều trường hợp khác trong quản lý công việc.
Thao tác tương tác với nhánh ( Branch )
Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số nội dung như, tạo, xóa, sửa

Format hiển thị log
git log --graph --pretty=format:'%Cred%h%Creset -%C(yellow)%d%Creset %s %Cgreen(%cr) %C(bold blue)<%an>%Creset' --abbrev-commit
Có thể sử dụng Alias để thuận tiện hơn trong việc thực hiện:
// $ git config --global alias.lg "----------"

Tương tác với Branch thông qua lệnh.

Dưới đây là một số lệnh thường được dùng khi sử dụng Branch trong GIT.

git branch TenNhanh                                 Thực hiện tạo nhánh mới có tên TenNhanh         

git log --oneline --decorate                        Xem phiển bản làm việc đang ở nhánh nào          

git checkout TenNhanh                             Chyển sang nhánh có tên TenNhanh

git checkout -b TenNhanh                        Tạo và chuyển sagn nhánh có tên TenNhanh

git branch                                                  Xem danh sách các nhánh

git branch -v                                             Xem commit mới nhất ở mỗi nhánh

git merge TenNhanh                                 Merge nhánh hiện tại với nhánh TenNhanh

git branch --merged                                  Xem danh sách các nhánh đã merge

git branch --no-merged                            Xem danh sách các nhánh chưa được merge

git branch -d TenNhanh                           Xóa nhánh TenNhanh và nhánh này đã được merge

git branch -D TenNhanh                          Xóa nhánh TenNhanh và nhánh này chưa được merge   

git branch -m TenNhanh1 TenNhanh2    Đổi tên nhánh từ TenNhanh1 thành TenNhanh2

git branch -m TenNhanh                          Đổi tên nhánh hiện tại thành TenNhanh


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

#GIT Bài 5: Thao tác với kho chứa từ xa (Remote Repository)

Learning Git: What is a remote repository?

Thao tác với Remote Repository

Lý Thuyết:

Một số từ khóa dùng để mô tả sự tương tác giữa Local Repository và Remote Repository

- clone: từ khóa này dùng để kéo một dự án từ Remote Repository về Local Repository

- pull: dùng để cập nhật code từ Remote Repository trước khi commit trên Local Repository 
( Có thể hiểu đơn là trước khi cập nhật code của bạn, bạn cần cập nhật code của người khác, nó giống như việc bạn hãy lắng nghe người khác hỏi rồi bạn mới trả lời câu hỏi ấy :V )

- push: dùng để đẩy code từ Local Repository lên Remote Repository
Thực hành:
Để hoàn thành tốt những bài tập dưới đây bạn cần tạo cho mình một tài khoản github từ trang chủ và tạo một kho chứa. Sau đó tiến thực hành những bài tập sau.

Thực hiện clone dự án mới từ Remote Repository

  • Thực hiện clone một dự án từ github đã được tạo trước

    Bước 1: Di chuyển đến thư mục cần clone dự án nhấp chột phải chọn git bash here ( lưu ý các bạn phải cài git mới có thể thực hiện thao tác trên nhé )

    Bước 2: Trên màn hình comment line thự hiện đoạn code clone dự án như sau.
    // $ git clone https://github.com/huaduybang/FreeEducation.git 
    -> Kết quả là: bạn đã kéo được dự án từ Remote Repository về Local Repository

    Lưu ý: nếu bạn thêm 1 keyword phía sau đoạn mã bên trên như sau
    // $ git clone https://github.com/huaduybang/FreeEducation.git TenFolder 
    -> kết quả bạn nhận:  bạn đã kéo được dự án từ Remote Repository về Local Repository bên cạnh đó git khởi tạo thư mục TenFolder và đặt dự án git của bạn vào bên trong.


    (-- mẹo nhỏ --) bạn có thể lệnh cd chuyển tiếp vào thư mục con
    từ comment line thực hiện lệnh: cd TenThuMucCon // để chuyển vào thư mục con.... còn một lện back lại thư mục cha mà mình quên mất, nếu các bạn biết comment bên dưới cho mọi người cùng biết nhé.
    Để kiểm tra thông tin Repository vừa được clone về ta sử dụng lệnh
    // $ git remote -v
    // $ git remote show _name
  • Thực hiện liên kết kho Local Repository với Remote Repository 
    Giả sử bạn tạo một folder chuyển nó thành một cái Repository bằng cách chạy lệnh git init. Sau đó bạn muốn liên kết nó với Remote Repository thì phải làm sao?. 
    Để làm được điều đó cũng như là trả lời cho câu hỏi bên trên bạn cần thực hiện lệnh để liên kết 2 Repo với nhau.
    // $ git remote add TenLienKet LinkRemoteRepository.....
    -> kết quả: bạn đã thực hiện thành công việc liên kết giữa 2 Repo, đồng nghĩa với việc lúc này từ Local Repository bạn có thể thao với Remote Repository thông qua liên kết bạn đã khởi tạo.
    Bạn có thể đổi tên liên kết thông qua lệnh sau:
    // $ git remote rename TenLKGoc TenLKCanDoi 
    Hoặc xóa đi liên kết bằng lệnh sau:
    // $ git remote remove TenLKCanXoa
Thực hiện push dự án mới từ Local Repository lên Remote Repository

Như thường lệ mỗi khi thực hiện xong một công việc nào đó, ta tiến hành đẩy dự án đó lên github. Để thực hiện được điều đó, ta sử dụng dòng lệnh sau:
// $ git push NameRemote NameBrank
Trong đó:
+ NameRemote: đó chính là tên Remote hay nói 1 cách dễ hiểu đó là tên liên kết giữa kho chứa Local và kho chứa Remote. Thông thường mặt định NameRemote được tạo ra với tên là origin...chúng ta có thể thay đổi tên théo ý mình muốn. Mọi thao tác với Remote Repository mình đã trình bày cụ thể ở phần trên.
Lưu ý:
- Trước khi push dữ liệu lên chúng ta phải tiến hành pull kéo dữ liệu mới nhất từ Remote Repository. 

-------------------------------- Alias -----------------------------------------
// Mình thấy phần này khá hay: Mình sẽ làm 1 file tổng hợp cũng như là tích hợp tất cả, sau đó update sau cho các bạn nhé.